Nguồn tổ ong ngày càng được sử dụng rộng rãi, do sở hữu nhiều ưu điểm chẳng hạn như hiệu suất cao, ít tỏa nhiệt hay kích thước nhỏ nhẹ và cấu tạo thì đơn giản. Vậy chúng ta có thể hiểu nguồn tổ ong như nào? Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn tổ ong ra sao? Tất cả sẽ được Meanwell giải đáp trong ngày hôm nay.
Tìm hiểu về nguồn tổ ong
Nguồn tổ ong hay còn được gọi là nguồn Switching, chúng có tác dụng chính là biến đổi từ nguồn điện xoay chiều thành nguồn điện một chiều dựa vào chế độ dao động xung tạo ra mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung khác.
Phụ thuộc theo từng mức điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng, mà các nhà sản xuất sẽ tính toán cũng như thiết kế mức điện áp ra mong muốn. Một số điện áp ngõ ra 1 chiều thường sử dụng chẳng hạn như 5VDC, 9VDC, 12VDC, 24VDC, 48VDC,…
Một sơ đồ nguyên lý mạch nguồn tổ ong cơ bản
Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn tổ ong cơ bản có cấu tạo gồm 5 khối chính, đó chính là khối chỉnh lưu điện áp vào, khối tạo xung điều khiển, khối công suất, khối chỉnh lưu điện áp ra và khối hồi tiếp.
Khối chỉnh lưu điện áp vào
Khối này có nhiệm vụ là chuyển đổi điện áp 220VAC thành điện áp BUS trên hai tụ 310VDC, bao gồm các thành phần linh kiện chính (tụ chống sét, cuộn lọc nhiễu, cầu chì, cầu chỉnh lưu diode, điện trở xả tụ và tụ lọc nguồn).
Khối tạo xung điều khiển
Khối này sẽ tạo xung nhằm cung cấp cho tầng đệm khuếch đại qua biến áp rung để điều khiển transistor công suất.
Khối công suất
Khối công suất sẽ dùng transistor công suất FJP1300L để tạo chuyển mạch Đẩy – Kéo qua xung cách ly từ biến áp TR1. Biến áp rung cách ly TR1 được cung cấp bởi mạch lái transistor 2SC2655 và cặp zener ghim áp 1N4752 như đã giới thiệu ở khối tạo xung PWM.
Mục đích chính là làm cho biến thế xung TR2 ngắt dẫn liên tục ( còn được hiểu là chuyển mạch xung ) nhằm tạo hiệu ứng từ trường trên biến áp xung TR2. Như vậy là sau biến áp xung TR2 thì sẽ xuất hiệu một hiệu điện thế tương ứng với xung nhịp & vòng dây quấn để đưa dẫn đến khối chỉnh lưu ngõ ra.
Khối chỉnh lưu điện áp ra
Khối chỉnh lưu điện áp ra được biết là khối chuyển đổi điện áp AC sau biến áp TR2 qua diode chỉnh lưu nhằm tạo điện áp DC ngõ ra. Chẳng hạn như DC 5V, DC 12V, DC 24V… Diode chỉnh lưu sau khi biến áp sẽ trở thành diode có tần số đáp ứng nhanh ( hay còn được gọi là diode Schottky).
Trong sơ đồ mạch thường sử dụng là diode STPS 30H 100C. Các loại thường sử dụng như là Diode MBR40100PT… Các thành phần linh kiện chính ở khối chỉnh lưu ngõ ra gồm có, cuộn cảm L1 lọc hài, Các tụ ổn áp nguồn sau diode nhằm có điện áp ngõ ra rồi cung cấp đến thiết bị hoạt động ổn định, không gây sụt áp trên tải.
Khối hồi tiếp
Khối hồi tiếp giúp so sánh điện áp ngõ ra với điện áp tham chiếu. Mục đích của nó là để tạo chu kỳ xung lặp lại đều đặn, điều khiển linh kiện chuyển mạch.
Nhìn vào sơ đồ mạch nguồn tổ ong từng khối như đã nêu ra ở trên, các bạn có thể hình dung được các linh kiện điện tử cơ bản cấu tạo nên 1 bộ nguồn tổ ong là như thế nào rồi phải không? Từ đó, nắm được nguyên lý hoạt động cũng như có thể dễ dàng sửa chữa nguồn tổ ong trong trường hợp hỏng hóc nếu như các bạn có niềm đam mê mãnh liệt với nó.
Nguyên lý hoạt động của nguồn tổ ong (Nguồn xung)
Nguyên lý hoạt động của nguồn tổ ong được diễn tả cơ bản như sau:
- Đầu tiên, điện áp đầu vào (là từ 110VAC cho đến 220VAC) sẽ xoay chiều qua các cuộn lọc nhiễu, rồi từ đó đi vào diode chỉnh lưu thành điện 1 chiều với điện áp từ khoảng 130 -300V trên tụ lọc nguồn sơ cấp.
- Tụ lọc nguồn sơ cấp sẽ có nhiệm vụ tích trữ năng lượng điện một chiều cho cuộn dây sơ cấp của biến áp xung hoạt động.
- Bộ tạo xung hay các mạch dao động điện tử tạo ra các xung cao tần. Rồi xung cao tần sẽ thông qua khối chuyển mạch bán dẫn các linh kiện điện tử như transistor, mosfet hay IGBT để cấp điện cho cuộn dây sơ cấp của biến áp xung.
Ưu và Nhược điểm của nguồn tổ ong
Hiện nay, nguồn tổ ong được sử dụng khá rộng rãi bởi các đặc tính cũng như công năng của sản phẩm. Khi so sánh với các loại máy biến áp thông thường khác thì bộ nguồn tổ ong sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể như là:
- Nguồn tổ ong nhỏ gọn hơn so với các loại máy biến áp truyền thống khác.
- Giá thành hợp túi tiền của nhiều khách hàng
- Dễ liên kết với các thiết bị khác.
- Có hiệu suất cao.
Bên cạnh các ưu điểm vượt trội đó, bộ nguồn tổ ong ra đời cũng không tránh được những hạn chế sau đây:
- Việc chế tạo đòi hỏi kỹ thuật cao và thiết kế phức tạp.
- Việc sửa chữa khá khó khăn cho những người mới học.
- Tuổi thọ của nguồn tổ ong thường không cao.
Tổng kết
Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn tổ ong không quá phức tạp, tuy nhiên nếu chưa nắm rõ nó thì chắc chắn việc sửa chữa khi bị hỏng hóc là điều không thể thực hiện. Chúng tôi mong rằng thông qua bài viết, các bạn đã nắm được những kiến thức và thông tin cơ bản giúp ích được cho sau này.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH MEANWELL VIỆT NAM
Địa chỉ: 149 Nhật Tảo, Phường 08, Quận 10, TP.HCM
Điện thoại: 0903 684 220
Email: meanwell168@gmail.com
gialuctech@gmail.com